Bạo lực đối với ký giả Tuổi Trẻ (báo)

Đoạn này có thể chứa quá nhiều thông tin rắc rối mà chỉ một số đối tượng độc giả riêng biệt quan tâm. Xin hãy giúp sắp xếp các thông tin có liên quan và xóa bỏ những chi tiết dư thừa có khả năng vi phạm quy định về bổ sung thông tin của Wikipedia.

Sáng ngày 23/9/2016, trong lúc đang tác nghiệp vụ tài xế taxi nhảy cầu Nhật Tân tử vong, nhà báo Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ bị một nhóm người, trong đó có cán bộ của Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh, lao vào hành hung. Nhà báo Quang Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình việc Quang Thế bị hành hung. Sau vụ việc, công an huyện Đông Anh đã xin lỗi báo Tuổi Trẻ.[18]

Đến ngày 25/9 chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội điều tra, xác minh, làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.[19] Công luận hy vọng rằng sự việc sẽ không đi vào vệt bùn đổ "Công an đánh phóng viên hòa cả làng, nữ sinh tát công an 9 tháng tù giam" như đã từng xảy ra.[20]

Ông Lê Như Tiến từng là đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 phê bình: “Không phải chỉ xin lỗi, cứ vi phạm pháp luật rồi xin lỗi là đủ. Mà cao hơn thế nữa là phải làm rõ trách nhiệm cá nhân với những cá nhân đã xúc phạm báo chí, với cá nhân đã vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được hành nghề đúng pháp luật của nhà báo.”[21]

Trả lời báo chí, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, cho biết người dính líu là Ngô Quang Hưng (23 tuổi, công tác tại đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh) và "Đồng chí Hưng có dùng tay gạt trúng vào má nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng vào nhà báo Quang Thế. Lúc bấy giờ nhà báo cũng không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu cần thiết theo yêu cầu của những người bảo vệ hiện trường". Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho việc Công an Hà Nội kết luận vụ việc là "chưa thành khẩn, không thể hiện sự thiện chí...sẽ để lại ấn tượng xấu trong người dân."[22] Một đại biểu Quốc hội khác, ông Nguyễn Sỹ Cương bày tỏ: "Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm."[23]

Tối ngày 29-9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng. Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.[24]. Về quyết định xử phạt, ông Quốc nhận định: “Vụ việc như thế nhưng không có biển báo cấm chụp ảnh, không có dấu hiệu quy định khu vực cách ly mà gọi ngay đó là khu vực bí mật quốc gia thì tôi nghĩ đó là hơi lạm dụng." Ông đề nghị Hội nhà báo Việt Nam, ban biên tập báo Tuổi trẻ cần phải lên tiếng mạnh mẽ và làm rõ sự việc.[22] Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận xét: "Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được. Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?... Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật.[23]

Tuy về mặt trách nhiệm chưa có gì được giải quyết rõ ràng, nhưng phát ngôn của Công an Hà Nội đã đóng góp một cách thức diễn đạt mới trong tiếng Việt, là gạt tay trúng má có thể gây chảy máu mồm. Nếu googling "gạt tay trúng má" sẽ thu được hơn 1 triệu kết quả (10/2016). Rõ nhất là hậu quả từ việc trẻ em "gạt tay trúng má" với nhau nơi trường học.[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tuổi Trẻ (báo) http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/09/1609... http://www.vietnamjournalism.com/module.html?name=... http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/08/3BA05C7... http://web.archive.org/web/20180716185401/https://... http://www.diendan.org http://www.diendan.org/viet-nam/uon-nan-bao-tuoi-t... http://www.diendan.org/viet-nam/vu-bao-tuoi-tre-on... //dx.doi.org/10.3390%2Finfo11050263 //www.worldcat.org/issn/0868-3999 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008...